AWS Global Cloud Infrastructure

 Trần Thị Trà My-20110324

AWS Global Cloud Infrastructure

    AWS Global Cloud Infrastructure là cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu càng ngày càng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn vì sự đáng tin cậy, mở rộng và an toàn nhất. Chất lượng dịch vụ  tăng cao thông qua độ bảo mật, mức độ sẵn sàng, hiệu năng, khả năng điều chỉnh quy mô, sự linh hoạt và độ mở rộng trên toàn cầu ngày mô được nâng cao hơn và chiếm thị phần lớn nhất toàn cầu. 

    Vì vậy, bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ sở hạ tầng toàn cầu AWS (AWS Global Cloud Infrastructure). AWS Global Cloud Infrastructure là mạng lưới các trung tâm dữ liệu toàn cầu và các nền tảng khác mà Amazon sử dụng để cung cấp khối lượng công việc ứng dụng và dịch vụ. Để tìm hiểu rõ hơn về AWS Global Cloud Infrastructure chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến AWS Global Cloud Infrastructure bao gồm: 

  • Regions: Là các vị trí địa lý trên thế giới, là những vùng mà AWS tổ chức các host-Avalability Zone hay những Data Center lưu trữ dữ liệu dưới dạng vật lí. Ngoài ra, với mỗi region sẽ có những config riêng cho từng service của AWS. 
  • Availability zones: Là những trung tâm dữ liệu, được bảo vệ nghiêm ngặt và hổ trợ bảo vệ dữ liệu ở nhiều Zone khác nhau trong một vùng, điều này có thể đảm bảo dữ liệu của bạn vẫn còn nguyên vẹn trong trường hợp xảy ra những sự cố, thiên tai không mong muốn.
  • Local zones: Là một loại hình triển khai cơ sở hạ tầng đặt các dịch vụ điện toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu và các dịch vụ chọn lọc khác của AWS gần hơn với các trung tâm có dân số lớn và trung tâm ngành.
  • Wavelength zones: Là 1 dạng để mở rộng zone tới nhiều vùng khác nhau và được kết nối qua mạng 5G- tốc độ cực nhanh và dễ dàng cài đặt.
  • Edge Locations: là các địa điểm đặt/thuê trung tâm dữ liệu của AWS và là một phần của dịch vụ Amazon CloudFont CDN(Mạng phân phối nội dung).
  • AWS Outposts: là một nhóm các giải pháp được quản lý hoàn toàn, cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ AWS đến hầu như mọi vị trí tại chỗ hoặc vị trí biên để có trải nghiệm kết hợp thực sự nhất quán.
    Điện toán đám mây (Cloud Computing) đang ngày càng được phổ biến vì thế có nhiều mô hình dịch vụ và  chiến lược khai thác được đưa ra nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người dùng. Mỗi loại đều có những lợi ích riêng phù hợp với nhu cầu của nhiều kiểu người dùng. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về các mô hình Cloud service của AWS.

   Mô hình dịch vụ điện toán đám mây trên AWS

Infrastructure as a Service (IaaS): cung cấp tài nguyên điện toán ảo hoá qua internet. Trong Iaas, nhà cung cấp dịch vụ quản lý các cơ sở hạ tầng CNTT như tài nguyên lưu trữ, máy chủ và mạng đồng thời phần phối đến các doanh nghiệp thông qua các máy ảo có thể truy cập bằng internet.
Ví dụ cho mô hình điện toán đám mây IaaS là: Microsoft Azure, Amazon Web Services (AWS),...
Platform as a Service (Paas): cung cấp những nền tảng cần thiết để xây dựng, thử nghiệm, triển khai, quản lý và cập nhật các sản phẩm phần mểm. Nó vừa sử dụng cơ sở hạ tầng giống như IaaS. Nhưng nó cũng cung cấp thêm các công cụ khác như hệ điều hành, phần mềm trung gian,... cần thiết để tại các ứng dụng phần mềm.
Ví dụ cho mô hình điện toán đám mây PaaS là: AWS Elastic Beanstalk, Apache Stratos, Google App Engine, Microsoft Azure,...
Software as a Server(SaaS): một giải pháp phần mềm gần như hoàn chỉnh. Nó được đóng gói để cung cấp đến người dùng trực tiếp qua internet chỉ bằng thao tác đăng ký để sử dụng. Nó gần như tối ưu hoàn toàn các yêu cầu đối với người dùng cuối. nhà cung cấp SaaS làm tất cả. Từ việc quản lý cơ sở hạ tầng, hệ điều hành, phần mềm trung gian và dữ liệu cần thiết để cung cấp chương trình, đảm bảo rằng phần mềm luôn sẵn sàng mọi lúc mọi nơi mà người dùng sử dụng.
Ví dụ cho mô hình điện toán đám mây SaaS là: Paypal, Microsoft Office 365, Salesforce,...

    Điểm khác nhau của 3 mô hình dịch vụ điện toán đám mây trên:
Infrastructure as a Service (IaaS): mô hình này quan tâm về mặt hệ điều hành, hệ thống nên có khả năng rộng mở linh hoạt, nhiều người thuê có thể dùng chung trên một tài nguyên
Platform as a Service (Paas): mô hình này quan tâm về các nền tảng chạy trên hệ điều hành nên giảm được chi phí ngoài lề khi tích hợp các dịch vụ về bảo mật, khả năng mở rộng, kiểm soát lỗi và chi phí trừu tượng hóa công việc lập trình. Tuy nhiên, sẽ có ràng buộc giới hạn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.
Software as a Server(SaaS): mô hình này về phần mềm không am hiểu về yếu tố cài đặt có giao diện gần gủi hơn với người dùng.

    Mô hình triển khai điện toán đám mây trên AWS

Public cloud: là các dịch vụ trên nền tảng Cloud Computing để cho các cá nhân và tổ chức thuê, họ dùng chung tài nguyên, mọi người đều truy xuất được thông qua internet, không yêu cầu tính bảo mật cao. Ví dụ Microsoft Azure là một Public coud
Private clouddùng trong một doanh nghiệp và không chia sẻ với người dùng ngoài doanh nghiệp đó, truy xuất nội bộ, yêu cầu bảo mật cao. Ví dụ Cloud Storage, cloud Backup, ...
Community cloudlà các dịch vụ trên nền tảng Cloud computing do các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Ví dụ 
Nhiều những cơ quan chính phủ sẽ thực hiện các giao dịch với nhau có thể thông qua các hệ thống xử lý của họ trên cơ sở hạ tầng được dùng chung.
Hydric cloud: Là sự kết hợp của private cloud và public cloud. Cho phép ta khai thác điểm mạnh của từng mô hình cũng như đưa ra phương thức sử dụng tối ưu cho người sử dụng. Microsoft Office 365 là một ví dụ của Hydric cloud
    So sánh giữa các mô hình triển khai điện toán đám mây: 
Public cloud: Mô hình dễ dàng thiết lập và sử dụng, bảo mật thấp, độ tin cậy thấp, tính linh hoạt cao, chi phí rẻ nhất.
Private cloud: Mô hình cần trình độ CNTT để thiết lập và sử dụng, bảo mật cao, độ tin cậy cao, tính linh hoạt cao, chi phí đắt nhất
Community cloud: Mô hình cần trình độ CNTT để thiết lập và sử dụng, bảo mật tương đối cao, độ tin cậy tương đối cao, tính linh hoạt tương đối cao, chi phí được chia sẽ giữa các thành viên cộng đồng
Hydric cloud: Mô hình cần trình độ CNTT để thiết lập và sử dụng, bảo mật cao, độ tin cậy cao, tính linh hoạt cao, chi phí chỉ thấp hơn mô hình private cloud
Bản thân tôi đã sử dụng mô hình SaaS cụ thể là Microsoft Office 365.
    Sau đây là RUBRIC để đánh giá về yêu cầu chọn region để deploy dịch vụ cloud: có thể xem bằng hình ảnh hoặc xem tại đây

    Qua những thông tin chúng ta được tìm hiểu hy vọng có thể giúp ích cho bạn hiểu thêm về AWS Global Cloud Infrastructure và có thể lựa chọn cho mình loại mô hình Cloud phù hợp với bản thân để có hiệu quả cao nhất và lợi ích tốt nhất với chi phí tối ưu nhất. 











Nhận xét

  1. Bài viết ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn truyền tải đầy đủ nội dung cần thiết. Các định nghĩa khá dễ hiểu, tuy nhiên cần thêm một số hình minh hoạ để bài viết có chiều sâu. Các phần chưa liên kết với nhau, cần có một mở bài hấp dẫn người đọc hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết đầy đủ những ý chính, có mở bài và kết luận tuy nhiên rubric cần cụ thể, chi tiết hơn

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết khá đầy đủ ý mà yêu cầu đưa ra, đầy đủ mở bài thân bài kết bài, Rubik cần cụ thể hơn

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Fundamental of Cloud Computing